Trên máy tính, cái gì cũng rời rạc hết á ! Bạn thấy 1 tấm hình liền lạc nhưng dùng kính lúp coi thì lại thấy chỉ gồm những điểm nhỏ. Vì sao ta? Dễ ơi! Do gần quá mà mắt người 0 phân biệt được. Mỗi 1 điểm gọi là pixel ,picture element nghĩa là phần tử ảnh. Tức là ta đã cắt 1 hình ảnh thực thành những điểm nhỏ. Bởi vậy nói sao khi phóng to hình ảnh trên máy tính thì lại bị răng cưa, lợn cợn
Như vậy 1 tấm ảnh trên máy vi tính thì thực ra là tập hợp nhiều điểm có màu sắc khác nhau. hỗ này hiểu hôn ?
* Vấn đề màu sắc của mỗi điểm . Từ ba màu cơ bản Red(đỏ), Green(xanh lá), Blue(xanh da trời) người ta có thể tạo ra màu sắc bất kỳ. Đèn hình màu thường có 3 ống tia điện tử cho 3 màu Red, Green, Blue. Để tạo 1 điểm sáng, 3 ống tia điện tử sẽ chụm lại 1 chỗ. Màu của điểm đó là sẽ là tổng màu của 3 ống tia điện tử .Ta cứ cho hiện nhiều điểm với màu khác nhau thì thành 1 tấm ảnh.
Giả sử tấm ảnh kích thước 640x480, để mô tả màu sắc của 1 điểm thì cần 3 byte. Khi lưu thành file, kích thước file là: 640 nhân 480 nhân 3 = 900KB. Quá trời lớn ! Đây gọi là file raw ,dạng raw. Raw nghĩa là thô ! Tên của nó đã nói lên bản chất của nó. Ở đây, trong lĩnh vực tin học, thô ý chỉ cái ban đầu, chứ 0 phải "chất lượng thô thiển". File thô có kích thước rất lớn ,0 tiện cho việc lưu trữ hay phân phát nên người ta nghĩ ra "nén". Chuẩn nén hình ảnh tốt như jpeg ,png. Nhờ nó mà file hình thường chỉ cỡ vài chục KB. Mình xin nói sơ sơ về nén. Ví dụ như có dãy 0000 0000 0001 ,thì ta sẽ ghi lại 1101 ,tức là 11 số 0 .Đây là sơ sơ về phương pháp run-length . Phương pháp của Jpeg thì phức tạp hơn .Nó sẽ biến đổi màu sắc RGB thành YUB thì phải ,(quên rồi) .Đây là 1 cách mô-tả màu-sắc giống với cảm-nhận của con-người hơn .Sau đó người ta xem thành phần nào mà con người 0 nhạy cảm thì bỏ đi . Tức là JPeg là 1 dạng nén mất thông tin .Do cách nén như vậy mà file kết quả 0 sao giống với file gốc được. Run-length là giải thuật nén 0 mất thông tin. Bmp là chuẩn xài phương pháp này. Tức là file bmp khi giải nén thì thu được thông tin hoàn toàn giống như cũ .
Không tin ,mấy bạn thử chụp màn hình của mình. Sau đó lưu thành dạng jpeg và bmp để so sánh. File Jpeg sẽ xấu liền trong khi Bmp thì y như cũ nhưng kích thước của Jpeg lại nhỏ hơn .
- Nhấn nút Print Screent, chữ này nghĩa là “in màn hình”.Nghe cái tên là biết làm gì rồi!
- Mở Paint, Program files/Accessories/ Paint
- Menu File /new,rồi paste ,sau đó lưu ,chọn file type as
- Paste lại và làm tương tự để có nhiều file rồi so sánh
Nếu hình ảnh có dạng không gian thì nén JPEG là số một ,vd: gương mặt người ,phong cảnh. Còn nếu có dạng đường cong ,đường thẳng thì PNG là số một .Gương mặt người mà phẳng sao được, đúng hôn ? Có cái sống mũi lồi lên, có gò má nhô lên .Nói chung gương mặt chỉ "phẳng cục bộ" thôi ! Còn các bản vẽ cơ khí ,điện tử hay là khi chụp màn hình của mình thì rõ ràng là "phẳng " ,có ít "tính không gian" .Coi mấy tấm này ít cảm giác về không gian ,về chiều sâu .Gif cũng như PNG nhưng Gif không hỗ trợ 16 triệu màu
Chính xác hơn: Có nhiều điểm gần nhau mà lại có màu giống nhau thì xài PNG .Còn nếu nó thay đổi ít thì xài JPEG
BMP 24bit màu: theo tui biết thì nó hoàn toàn 0 nén. Còn PNG là 1 chuẩn nén lossless. Trước tiên, PNG có khả năng nén--> kích thước sẽ nhỏ hơn BMP. Thứ hai, PNG nén 0 mất thông tin--> chất lượng như BMP
Thứ Bảy, tháng 6 09, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
chào sư huynh! Sư huynh sáng tạo được cách viết giản dị, thân thiện, dễ hiểu hay thật đó. Đệ không biết gì mà đọc nghe cái hiểu liền. Mong sư huynh tiếp tục phát huy cách viết này cho đàn em đỡ mệt vì cái mớ kiến thức tin học khó nhai này hem! he he he ...
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã khen mình. Mình sẽ cố gắng như vậy mãi nhe!
Thân chào!
công nhận cách viết rất dễ hiểu,cám ơn bạn đã chia sẻ kiến thức!
Đăng nhận xét